
![]() |
Người dân Tân Hóa đón lũ theo cách lũ lên nhà cũng lên - Ảnh: QUỐC NAM |
Nước lũ dâng hơn 4m, hầu hết nhà chỉ còn nhìn thấy nóc nhưng người dân không quá lo lắng nhờ - như cách họ vẫn gọi là - phát minh "lịch sử". Vì sao dân vùng lũ gọi như thế?
Dân Tân Hóa nói rằng những mùa lũ trước cả làng, cả xã kéo nhau chạy lên các hang đá trên vách núi tránh lũ.
Nhưng mùa lũ này khác rồi. Họ đã có nhà phao. Đó là cách gọi của người địa phương, nhưng thực chất là một ngôi nhà được thiết kế đặc biệt để sống chung với lũ.
"Móng" nhà được làm bằng sàn gỗ. Dưới sàn gỗ có gắn những thùng phuy rỗng. Và quan trọng nhất là hai chiếc cột ở hai bên nhà. Hai cột này thường bằng gỗ dựng kiên cố, cao 5-7m và hoạt động như hai thanh ray cho nhà trượt lên xuống theo con nước. Nước lên chừng nào thì nhà tự động nổi lên chừng đó.
Nói là nhà nhưng toàn bộ diện tích mỗi căn chỉ khoảng 20m2, thường được dựng ngay bên cạnh nhà chính.
Khi mưa xuống, nước dâng, người dân Tân Hóa chỉ việc chuyển toàn bộ đồ đạc, lương thực dự trữ và chuyển sang sống ở nhà phao chờ nước rút.
Đơn giản thế thôi nhưng với người dân vùng rốn lũ Tân Hóa, đó là phát minh lịch sử. Cả xã có hơn 600 hộ dân, mùa lũ này có 420 nhà phao như thế.
![]() |
Trải qua hàng chục trận lũ trong đời, bà Đinh Thị Minh không còn vất vả khi lũ về - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Ông Trần Xuân Song (thôn 2) kiểm tra hai cột trụ thanh trượt là “xương sống” của nhà phao - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Dù chìm trong lũ nhưng dân Tân Hóa không còn lo lắng vì đã có hàng trăm nhà phao giúp họ an toàn qua mùa lũ - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Bữa cơm trong nhà phao của hai đứa trẻ - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Dân sống trong nhà phao cũng thuận lợi khi tiếp nhận cứu trợ của chính quyền - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Trưa 5-9, nước lũ đã ngập nóc nhà nhưng người dân Tân Hóa vẫn có nơi ở an toàn trong nhà phao - Ảnh: QUỐC NAM |
![]() |
Vợ chồng anh Thái Xuân Lực (thôn 2) chuẩn bị nấu cơm chiều trong nhà phao những ngày lũ - Ảnh: QUỐC NAM |
Theo Quốc Nam/Tuổi Trẻ